Giá vàng lập kỷ lục mới trên 85 triệu đồng/lượng
Ngày 20.1, liên quan đến vụ tranh chấp di sản thừa kế của ông Võ Văn Ngoan (nghệ sĩ Vũ Linh), bà Võ Thị Hồng Nhung đã nộp đơn kháng cáo. Trong đơn, bà Nhung viết: "Tôi chân thành cám ơn Hội đồng xét xử đã vì lẽ phải, sự công bằng, đánh giá đúng những nội dung, tình tiết là sự thật khách quan của vụ án, giải tỏa những oan ức mà gia đình chúng tôi đã phải chịu đựng trong suốt thời gian qua, xem xét và tuyên công nhận cho tôi một số quyền lợi ích hợp pháp theo quy định. Gia đình chúng tôi thật sự muốn dừng vụ việc để cho anh chúng tôi được yên nghỉ như những lời thẩm phán chủ tọa đã nói trong phiên xét xử sơ thẩm, dù rằng những yêu cầu của chúng tôi vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên, vừa qua phía Hồng Loan đã nộp đơn kháng cáo cũng như có những chia sẻ trên truyền thông. Do đó nay tôi có đơn này kháng cáo một phần đối với bản án sơ thẩm".Theo bà Hồng Nhung, việc tòa sơ thẩm xác định Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh) thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng 85% giá trị di sản là không đúng. Bà Nhung cho rằng Hồng Loan không phải con nuôi hợp pháp vì cố NSƯT Vũ Linh không đi đăng ký con nuôi; các giấy giao nhận việc nuôi con nuôi, giấy khai sinh do UBND quận Phú Nhuận cấp là không đúng quy định. Bản án sơ thẩm nhận định NSƯT Vũ Linh nhận nuôi Hồng Loan ngay tình và quan hệ với chủ hộ là "con"; mọi người trong gia đình đều thừa nhận cố nghệ sĩ nhận nuôi bà Loan từ nhỏ… là không đúng. Theo bà Nhung, Hồng Loan được một người quen đưa về cho mẹ của bà nuôi dưỡng. Sau khi mẹ bà mất, cố NSƯT Vũ Linh cùng cả gia đình nuôi dưỡng bà Loan. Việc yêu thương chăm sóc bà Loan là tấm lòng thương người; việc khai quan hệ với chủ hộ là "con" là những thủ tục để bà Loan sinh sống, học tập. Bên cạnh đó, bà Nhung cho rằng, từ nhỏ đến lúc trưởng thành, Hồng Loan không thực hiện được nghĩa vụ trách nhiệm của người con... Khi nghệ sĩ Vũ Linh qua đời, bà Nhung cùng con gái và người thân, bạn bè thân thiết của ông lo tang lễ một cách chu đáo và trang trọng. Hồng Loan không đóng góp, không lo cho tang lễ của ông mà chỉ tranh thủ làm thủ tục thừa kế sang tên tài sản.Đối với căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm, phường 1, quận Phú Nhuận, TP.HCM, bà Nhung cho rằng căn nhà này đã được cố nghệ sĩ cho Hồng Phượng thông qua hợp đồng bằng lời nói. Khi cố nghệ sĩ qua đời đã không thay đổi ý định, nên không còn là di sản ông.Từ những căn cứ trên, bà Nhung cho rằng Hồng Loan không phải con nuôi hợp pháp của nghệ sĩ Vũ Linh và không đủ điều kiện hưởng di sản của cố nghệ sĩ để lại. Những năm cuối đời, khi biết mình bị bệnh nặng, NSƯT Vũ Linh đã chọn bà cùng Hồng Phượng về ở cùng để chia sẻ và cho Hồng Phượng căn nhà để ở, làm nơi thờ cúng.Bà Hồng Nhung làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà và bác toàn bộ yêu cầu phản tố của Hồng Loan. Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Kết quả, HĐXX quyết định bà Hồng Nhung được chia 15% di sản của cố NSƯT Vũ Linh, còn 85% còn lại thuộc quyền sở hữu của Hồng Loan. Khối di sản bao gồm: nhà đất số 5 Đoàn Thị Điểm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM; 3.007 m2 đất tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) và một xe ô tô. Đến ngày 17.1, Hồng Loan đã cùng luật sư đến TAND TP.HCM để nộp đơn kháng cáo một phần bản án sơ thẩm. Theo nội dung đơn kháng cáo, Hồng Loan không chấp nhận về việc TAND TP.HCM tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung được hưởng 15% tổng giá trị di sản mà cố nghệ sĩ để lại.Hồng Loan làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm theo hướng không cho bà Hồng Nhung hưởng 15% di sản của nghệ sĩ Vũ Linh.Những việc làm mới nào sẽ xuất hiện tại Việt Nam trong năm 2024?
Bất chấp sự đa dạng vô cùng ấn tượng, gần như mọi sự sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến cá voi, đều chia sẻ cùng mã di truyền. Tuy nhiên, cơ chế đằng sau mã gien chung tiếp tục là đề tài gây tranh cãi.Nghiên cứu sinh Sawsan Wehbi của Đại học Arizona (Mỹ) đã tìm được chứng cứ mạnh mẽ thách thức quan điểm được chấp nhận lâu nay về tiến hóa mã di truyền. Trong báo cáo đăng trên chuyên san PNAS, bà Wehbi và đội ngũ của mình cho rằng trật tự sắp xếp của các axít amino trong gien di truyền không tương thích với giả thuyết được đồng thuận trước đây."Mã di truyền là điều gì đó thật sự tuyệt vời, bao gồm một chuỗi các ADN và ARN chứa trình tự của 4 nucleotide được diễn dịch thành các trình tự protein bằng việc sử dụng 20 axít amino khác nhau", theo giáo sư Joanna Masel, người hướng dẫn nhóm của nghiên cứu sinh Wehbi ở Đại học Arizona.Báo cáo trình bày phát hiện của đội ngũ cho thấy sự sống sơ khai của địa cầu ban đầu chuộng các phân tử axít amino nhỏ hơn so với các axít amino lớn và phức tạp hơn vốn được bổ sung sau đó. Và mã di truyền ngày nay nhiều khả năng đến sau các mã đã tuyệt chủng.Các tác giả cho rằng hiểu biết hiện có về sự tiến hóa của mã di truyền bị thiếu sót do dựa vào những kết quả thí nghiệm sai lệch thay vì chứng cứ tiến hóa trên thực tế.Ví dụ, một trong những nền tảng của quan điểm chung về tiến hóa mã di truyền đến từ cuộc thí nghiệm nổi tiếng Urey-Miller được thực hiện năm 1952, theo đó tìm cách mô phỏng các điều kiện của trái đất vào thời điểm mới hình thành với mục đích tìm hiểu nguồn gốc sự sống.Nhóm chuyên gia của Đại học Arizona đã sử dụng một biện pháp mới để phân tích trình tự của các axít amino dọc theo cây phả hệ của sự sống, ngược về thời điểm của tổ tiên chung (LUCA). Đây là quần thể sinh vật sống cách đây 4 tỉ năm và đại diện cho tổ tiên của mọi sự sống trên trái đất ngày nay.Không như những cuộc nghiên cứu trước đó vốn dựa trên những trình tự protein đầy đủ, bà Wehbi và các đồng nghiệp tập trung vào những vùng protein."Nếu protein là một chiếc xe, vùng protine giống như bánh lái", nghiên cứu sinh Wehbi hình dung để dễ tưởng tượng. Và đó là phần có thể sử dụng cho nhiều chiếc xe khác nhau, cũng như tồn tại lâu hơn những chiếc xe này.Họ phát hiện hơn 400 nhóm trình tự LUCA. Trong số này có hơn 100 nhóm trình tự tồn tại và được đa dạng hóa trước khi ADN xuất hiện."Phát hiện mới mang đến manh mối về các mã di truyền có trước chúng ta, và chúng đã biến mất trong những vòng xoáy của thời gian địa chất", giáo sư Masel kết luận.
Giải đấu golf nổi tiếng thế giới lần đầu xuất hiện tại Việt Nam
Xforce trang bị động cơ 1.5 lít hút khí tự nhiên, sản sinh công suất 103 mã lực và mô-men xoắn 141 Nm, dẫn động cầu trước tương tự như Xpander. Điểm khác biệt của Xforce nằm ở hộp số vô cấp CVT được giả lập theo cách riêng để mang lại cảm giác vận hành giống như xe có cấp số.
Phân khúc xe bán tải tại thị trường Đông Nam Á từ trước đến nay vốn được xem như "lãnh địa" của các dòng xe động cơ đốt trong như Ford Ranger, Toyota Hilux, Isuzu D-Max… Phần lớn các mẫu xe này đều được sản xuất tại "vương quốc bán tải" - Thái Lan và xuất khẩu sang các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, trong nỗ lực mở rộng thị trường thay đổi thói quen người tiêu dùng xe bán tải… các mẫu bán tải sử dụng nền tảng Plug-in hybrid (xe hybrid cắm sạc) như BYD Shark 6 đang từng bước "bành trướng" thị trường Đông Nam Á.Sau Trung Quốc, Nam Phi hay Mexico… từ giai đoạn cuối năm 2024, BYD đang nhắm đến thị trường xe bán tải Đông Nam Á, trong đó BYD Shark 6 là một trong những "con át chủ bài" được hãng xe Trung Quốc kỳ vọng sẽ phá vỡ sự thống trị của các dòng bán tải truyền thống tại thị trường này.Tham vọng này được BYD thể hiện qua những động thái mở rộng thị trường cho Shark 6 tại Đông Nam Á. Sau màn ra mắt thu hút nhiều sự chú ý tại Campuchia, mẫu bán tải của BYD đang rục rịch trình làng tại Philippines. Theo đó, mới đây BYD Cars Philippines - Công ty con của ACMobility, nhà phân phối, dịch vụ chính hãng của BYD tại Philippines vừa "chốt lịch" ra mắt của BYD Shark 6 vào tháng 3 tới đây. Tại thị trường này, Shark 6 sẽ có tên gọi đầy đủ là BYD Shark 6 DMO. Hậu tố "DMO" bổ sung trong tên gọi mẫu bán tải này tại Philippines nhằm giới thiệu công nghệ DMO (nền tảng khung gầm cho các xe chuyên Off-road) do BYD nghiên cứu, phát triển. Với sự kết hợp giữa công nghệ và khả năng off-road, BYD Shark 6 DMO hứa hẹn sẽ định nghĩa lại khái niệm cũng như thói quen sử dụng xe bán tải của khách hàng tại Philippines.Theo chuyên trang thông tin xe máy Autoindustriya, những lô xe BYD Shark 6 DMO đầu tiên đã được vận chuyển đến các cảng biển ở Philippines và đang trong quá trình làm các thủ tục nhập khẩu, thông quan, kiểm định trước khi chính thức được tung ra thị trường.Tương tự các phiên bản từng xuất hiện tại Campuchia, BYD Shark 6 DMO sắp gia nhập thị trường Philippines sẽ không có nhiều thay đổi về thiết kế, công nghệ, tính năng… Mẫu xe này mang phong cách đặc trưng của dòng xe bán tải, với thiết kế vuông vức, vòm bánh xe rộng kết hợp bộ mâm 18 inch, 6 chấu. Phần đầu xe nổi bật với cụm đèn pha đặc lớn, kết hợp dải đèn định vị nằm vắt ngang trông khá giống Ford F-150 Lightning.BYD Shark 6 DMO sở hữu các số đo dài, rộng, cao tương ứng 5.457 x 1.971 x 1.925 (mm), nhỉnh hơn so với Toyota Hilux. Trong khi đó, thùng xe có dung tích 1.450 lít, sức tải 835 kg. Theo thông tin nhà sản xuất, công bố BYD Shark 6 DMO sử dụng hệ thống hybrid sạc điện, gồm động cơ xăng 4 xi-lanh, tăng áp, dung tích 1.5 lít kết hợp với hai mô-tơ điện (đặt ở trục trước và trục sau). Hệ thống này cho công suất hơn 430 mã lực, giúp xe tăng tốc từ 0 - 100 km/giờ trong 5,7 giây. Mức tiêu thụ nhiên liệu khoảng 7,5 lít/100km và phạm vi hoạt động của xe ở chế độ thuần điện là 100 km.Lần lượt được mở bán tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên ở Việt Nam, BYD Shark 6 vẫn chưa hẹn ngày ra mắt dù thương hiệu BYD đã có hệ thống đại lý, phân phối sản phẩm từ giữa năm ngoái.
Trung vệ đội tuyển Việt Nam xỏ giày tham gia sân chơi bóng đá sinh viên
Hãng Yonhap ngày 10.2 đưa tin khoảng 40% số trang trại chó ở Hàn Quốc đã tự nguyện đóng cửa kể từ năm ngoái, khi nước này ban hành luật cấm tiêu thụ thịt chó.Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, có 623 trong số 1.537 trang trại chó thịt trên cả nước đã đóng cửa kể từ khi luật đặc biệt về cấm nuôi và giết mổ chó để lấy thịt được ban hành vào tháng 8.2024.Có 449 trang trại đã đóng cửa là các trang trại nhỏ, với số lượng dưới 300 con. Ngoài ra, các trang trại đã đóng cửa còn có 153 trang trại cỡ trung, nuôi từ 300-1.000 con và 21 trang trại lớn, nuôi hơn 1.000 con. Chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu xóa bỏ mọi hoạt động buôn bán thịt chó trong nước trước đầu năm 2027, bao gồm cả việc chăn nuôi và phân phối. Theo tờ The Korea Times, để đạt được mục tiêu này, hiện tại chính quyền đang khuyến khích tất cả những người buôn bán thịt chó địa phương tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh.Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc dự đoán khoảng 938 trang trại chó thịt, tương đương 60%, sẽ đóng cửa vào cuối năm nay.Để hỗ trợ các doanh nghiệp thịt chó tuân thủ luật sắp tới, chính phủ cho biết họ đang hướng dẫn việc đóng cửa doanh nghiệp, cũng như tham vấn và hỗ trợ thêm để bắt đầu các dự án kinh doanh mới.Đối với những người chưa đóng cửa các trang trại thịt chó của mình, cơ quan chức năng cho biết họ sẽ thường xuyên theo dõi để phát hiện bất kỳ thay đổi nào, như quy mô trang trại, số lượng chó, đồng thời cập nhật về những hỗ trợ của chính phủ để thuyết phục họ đóng cửa sớm hơn.Chính phủ hỗ trợ các trang trại chó dựa trên thời gian đóng cửa, với mức hỗ trợ từ 225.000 - 600.000 won (3,9-10,5 triệu đồng)/con.Sau khi luật trên áp dụng vào năm 2027, người vi phạm có thể chịu tối đa 2 năm tù giam hoặc bị phạt 30 triệu won (khoảng 555 triệu đồng).Thói quen ăn thịt chó tại Hàn Quốc được cho là có từ hàng thế kỷ nhưng trong vài chục năm trở lại đây ngày càng giảm khi nhận thức về quyền động vật ngày càng tăng và số người nuôi chó làm thú cưng cũng tăng.